Cấp Đẳng và Bình Đẳng trong Nghĩa Sinh

Trong tổ chức Nghĩa Sinh chúng ta thấy có HUY HIỆU, CẤP HIỆU, CHUYÊN HIỆU, ĐẶC HIỆU, NHIỆM HIỆU, v.v… Tuy nhiên, trong giới hạn của bài nầy chúng ta chỉ tìm hiểu về Cấp Hiệu Nghĩa Sinh rồi từ đó chúng ta nhận định về tương quan giữa cấp đẳng và bình đẳng trong Nghĩa Sinh.

CẤP HIỆU NGHĨA SINH

Cấp hiệu thể hiện thâm niên, trách nhiệm và trình độ (sự am tường về tổ chức, sinh hoạt và tinh thần NS) của thành viên Nghĩa Sinh.

> Cấp hiệu được mang ở vai nếu là Trưởng và mang ở túi phải nếu là NS.

> Nghĩa-Sinh có 9 bậc cấp-hiệu, chia làm 3 loại, từ thấp lên cao.

I. Đẳng :

1) Hình thức :

Đẳng: là một hình chữ nhật trong có hình tam giác. Đẳng gồm 3 bậc :

> Sơ-đẳng (1 chữ nhật)

> Trung-đẳng (2 chữ nhật)

> Thượng-đẳng (3 chữ nhật).

2) Ý nghĩa :

> Hình chữ nhật (ở ngòai), tượng trưng cho cây thước đo (ruler), biểu thị sự THÀNH THẬT, ngay thẳng, không gian dối (honesty, reliability, truthfulness).

> Hình tam giác (ở trong) là chữ Delta trong tiếng Hy lạp, chữ đầu của từ Dikaiosune, có ý nghĩa là CÔNG CHÍNH (justice, fairness, righteousness).

II. Cấp :

1) Hình thức :

Cấp: là hình tam-giác, ở giữa có chữ E. Cấp gồm 3 bậc:

> Sơ-cấp (1 tam-giác)

> Trung-cấp (2 tam-giác)

> Thượng-cấp (3 tam-giác).

2) Ý nghĩa :

> Hình tam giác có ý nghĩa như đã nêu trên là sự CÔNG CHÍNH.

> Hình chữ “E” viết tắt của từ Eirene trong tiếng Hy Lạp mang ý nghĩa trạng thái BÌNH AN (peace, tranquility, harmony).

III. Phẩm :

1) Hình thức :

Phẩm: là hình ngôi sao sáu cánh (do hai tam giác/chữ delta hợp thành), ở giữa có chữ X. Phẩm gồm 3 bậc:

> Sơ-phẩm (1 sao)

> Trung-phẩm (2 sao)

> Thượng-phẩm (3 sao).

2) Ý nghĩa :

> Hai tam giác kết hợp lại chứng tỏ sự công chính đã hòa hợp, HÀI HÒA với yêu thương, tha thứ, bao dung, quảng đại, khiêm tốn.

> Ngôi sao sáu cánh tượng trưng cho ÁNH SÁNG dẫn đường của người lãnh đạo.

Chữ “X” ở giữa là từ Hy Lạp Xara, mang ý nghĩa biểu lộ NIỀM VUI (pleasantness, joyfulness, happiness).

Ý NGHĨA TÒAN BỘ HỆ THỐNG CẤP HIỆU

Bên cạnh ý nghĩa thâm niên, trách nhiệm và sự am tường về NS, toàn bộ hệ thống cấp hiệu NS còn nhằm mục đích chuyển đạt một thông điệp NS về một nếp sống có ý nghĩa và hạnh phúc. Đó là “Thông điệp NS về Đời Sống Con Người” như sau:

THÔNG ĐIỆP NGHĨA SINH

       * Nếu sống CÔNG CHÍNH, bạn sẽ được BÌNH AN;

       * Nếu sống BÌNH AN, bạn sẽ có NIỀM VUI.

       * Sống trong NIỀM VUI là bạn đang sống HẠNH PHÚC.

Nói tóm lại, ai sống trong CÔNG CHÍNH người đó sẽ có được sự BÌNH AN trong tâm hồn. Và từ đó đưa bạn đến một NIỀM VUI thanh thản, thường hằng, bất tận… HẠNH PHÚC vô biên.

CẤP ĐẲNG VÀ BÌNH ĐẲNG TRONG NGHĨA SINH

Là một trong những hội đoàn có một hệ thống tổ chức quy củ nhất, Nghĩa Sinh đã có một hệ thống cấp hiệu thật là tuyệt vời - cả hình thức lẫn nội dung - như chúng ta đã thấy trên đây. Ai trong NS cũng biết, Nghĩa Sinh là một tổ chức có tôn ti trật tự, có thứ tự lớp lang, có “trên kính dưới nhường.” Nhưng không vì thế mà NS thiếu vắng sự bình đẳng. Sự bình đẳng nầy đã được thể hiện trong nhiều văn kiên của NS, trong đó có “Mười Điều Tâm Sinh” mà người viết xin được trích dẫn sau đây:

1) Điều thứ 5: Đồng Bạn

Nghĩa Sinh, trưởng cũng như tâm viên, coi nhau như bạn và luôn giữ tín nghĩa với nhau, như được ghi lại trong Điều Tâm Sinh thứ 5:

> “Nghĩa-Sinh luôn giữ tín-nghĩa với đồng bạn và cư xử lịch-sự với mọi người.”

2) Điều thứ 6: Huynh Đoàn

Nghĩa Sinh, trưởng cũng như tâm viên, coi nhau như anh chị em trong gia đình, trong một huynh đoàn. Luôn sống trong tinh thần yêu thương và đùm bọc lẫn nhau, như được ghi lại trong Điều Tâm Sinh thứ 6:

> “Nghĩa-Sinh gọi nhau bằng anh, chị, em; kính-trọng, yêu-thương và nâng đỡ nhau trong mọi lúc.”

3) Điều thứ 8: Hòa Đồng

Nghĩa Sinh, trưởng cũng như tâm viên, sống hòa đồng với nhau bất phân tuổi tác, địa vị, địa phương, như được ghi lại trong Điều Tâm Sinh thứ 8:

> “Nghĩa-Sinh chung sống hòa-đồng, loại bỏ mọi tị-hiềm, ghen ghét, kỳ-thị, chia rẽ, để trở nên bạn hữu tốt của mọi người.”

LỜI TÂM KẾT CỦA NGƯỜI VIẾT

Người viết muốn nói rằng : Dù NS có hệ thống tổ chức “Cấp Đẳng” nhưng NS luôn luôn chủ trương “Bình Đẳng” giữa mọi từng lớp thành viên Nghĩa Sinh. Vì hòan cảnh mà có thể những người NS ngày xưa bây giờ đã có những chỗ đứng khác nhau trong xã hội. Chúng ta chẳng nên vì thế mà tự tôn hay tự ty - tự cao hay mặc cảm - vì chỗ đứng đó. Điều quan trọng là chúng ta đã có được sự BÌNH AN trong tâm hồn và có được một NIỀM VUI miên viễn hay không? Và con đường của chúng ta đang đi sẽ trả lời câu hỏi đó.

 

- Phan Bích Ngọc

Ngày 9-9-2008

 

================================================

* Tư liệu để viết : “HUẤN NGHĨA Đệ Nhất Cấp.” HNV, 1972.

 

Phan Bích Ngọc
(03/10/2008 - 1038 lượt xem)

Các bài viết khác cùng tác giả Phan Bích Ngọc
1 - Hạnh phúc gặp lại nhau… (19/01/2018 - 737 lượt xem)
2 - MỘT THÔNG TIN NGẮN (27/08/2009 - 996 lượt xem)
3 - XIN CÁM ƠN VÀ CA NGỢI ! (15/07/2009 - 1002 lượt xem)
5 - Mừng Xuân này nhớ Xuân xưa . . . (21/02/2009 - 1026 lượt xem)
6 - HÂN HOAN HỌP MẶT ĐẦU XUÂN (23/01/2009 - 1028 lượt xem)
7 - CHO ĐỜI THÊM HOA [Phan Bích Ngọc] (17/12/2008 - 946 lượt xem)
8 - ĐÃ CÓ MỘT TRƯỞNG NHƯ THẾ ! (24/11/2008 - 1052 lượt xem)
9 - ĐÃ CÓ MỘT NGƯỜI NHƯ THẾ ! (21/11/2008 - 1063 lượt xem)
10 - XIN CHO TÔI GỌI (21/11/2008 - 1055 lượt xem)
12 - MỘT LẦN TẠ ƠN VỚI ĐỜI (31/10/2008 - 1028 lượt xem)
13 - ĐÃ CÓ MỘT LẦN NHƯ THẾ ! (27/10/2008 - 1024 lượt xem)
14 - ĐÃ CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ ! (13/10/2008 - 1047 lượt xem)
19 - ĐÃ CÓ MỘT THỜI NHƯ THẾ ! (29/08/2008 - 1028 lượt xem)